SEARCH :

Sức khỏe Cộng đồng

Chỉ số đường huyết (ĐH) sau ăn tăng vọt là một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch hàng đầu. Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, kiểm soát chỉ số ĐH sau ăn bình thường và ổn định đã làm giảm một cách có ý nghĩa tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ). Hiện nay, đây là một trong những mục tiêu điều trị quan trọng đối với người bệnh ĐTĐ tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh kinh niên, chưa có thuốc chữa tận gốc. Những thuốc hiện dùng có thể giúp ích bệnh nhân rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều biến chứng của bệnh vẫn xảy ra cho dù bệnh nhân có kiêng uống hay chích thuốc đến đâu chăng nữa. Do đó, bệnh nhân ĐTĐ cần cẩn thận hơn những người khác về việc chăm sóc sức khỏe tổng quát của mình, để giảm thiểu nguy cơ bị những biến chứng.
Một trong những biến chứng hay gặp và có thể dẫn đến tàn phế là biến chứng trên bàn chân người đái tháo đường (ĐTĐ). Việc chăm sóc kỹ bàn chân ở người ĐTĐ rất quan trọng. Ở một người ĐTĐ sẽ dễ tổn thương bàn chân, do bệnh làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và giảm lượng máu nuôi đến bàn chân. Hội ĐTĐ Hoa Kỳ ước tính có khoảng 1/5 người ĐTĐ phải vào bệnh viện vì vấn đề ở bàn chân. Chăm sóc đúng cách sẽ ngăn ngừa được các vấn đề này.
Bệnh đái tháo đường có thể gây biến chứng lên toàn bộ các tế bào và hệ cơ quan trong cơ thể. Trong đó biến chứng lên hệ tiêu hóa chiếm tỷ lệ rất cao (tới 50% số bệnh nhân) và gây ra những trở ngại trong cuộc sống cũng như ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) ngày nay không còn là căn bệnh nguy hiểm chết người như trước nữa mà nó thuộc loại bệnh có thể kiểm soát được.
  • Những điều cần biết về đường huyết
  • Đột tử - Một biến chứng tim mạch ở người đái tháo đường
  • Bệnh ở mạch máu lớn do đái tháo đường
  • Phòng ngừa bệnh huyết khối do xơ vữa động mạch
  • Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp