SEARCH :

Sơ cứu nạn nhân bị ngạt nước

Sơ cứu nạn nhân bị ngạt nước

Chết đuối còn gọi là ngạt nước, là một tai nạn thường gặp ở trẻ em cũng như người lớn.

 

 

Tổn thương não xảy ra rất sớm chỉ trong vòng 5 phút nếu não không được cung cấp oxy. Vì thế  việc sơ cứu tại chỗ ngay  đúng kỹ thuật  quyết định đến sự sống còn hay di chứng não. Trong khi  đó tại một số vùng quê khi vớt nạn nhân bị ngưng thở lên thay vì phải  thổi ngạt ngay thì vẫn còn cảnh cấp cứu người chết đuối bằng cách lăn lu ( đặt  nạn nhân nằm vắt ngang qua lu và đốt lửa phía trong lu)  hoặc vác nạn nhân chạy vòng vòng quanh đống lửa mục đích để sốc nước và làm ấm  đã làm chậm trể việc cung cấp oxy  cho bệnh nhân.
 Cách sơ cứu đúng nạn nhân chết  đuối:
1. Nhanh chóng đưa  nạn nhân ra khỏi mặt nước
2. Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí
3. Cởi bỏ quần áo ướt
4. Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm  lồng ngực không di động  đồng nghĩa ngưng thở:
         - Đầu  tiên thổi ngạt 2 cái miệng qua miệng ( ở người lớn ) hoặc miệng qua mũi miệng ( ở trẻ nhỏ)
         - Nếu  ngưng tim cần ấn tim ngoài lồng ngực ở nữa dưới xương ức.
         - Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 5/1 ( trẻ dưới 8 tuổi)  hoặc 15/2 ( trẻ trên 8 tuổi hoặc  người lớn )
5.Nếu nạn nhân còn tự thở hãy đặt nằm nghiêng bên để tránh hít chất nôn ói vào phổi
6. Giữ ấm cho người bị nạn
7. Nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất , vẫn tiếp tục các động tác cấp cứu trên đường di chuyển

Phòng ngừa cho trẻ:

Không để trẻ một mình khi đang tắm cho trẻ, dù bạn nghĩ rằng mình chỉ vắng mặt 1 phút thôi. Hãy bế trẻ theo nếu bạn cần nghe điện thoại, có chuông gọi cửa…; hạn chế chứa nước trong các loại thùng, xô… cao ngang tầm trẻ, nếu phải chứa nước thì cần đậy kỹ hoặc có biện pháp hạn chế trẻ đến gần; các thau nước sau khi sử dụng (tắm trẻ, giặt quần áo, lau nhà…) nên đổ ngay; cửa phòng tắm nên có chốt cài bên ngoài để trẻ nhỏ không tự vào phòng tắm được…

 

(Theo Bệnh viện Nhi Đồng I)